Vật lý trị liệu điều trị hiệu quả bênh viêm khớp thoái hoái khớp

VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP

        Bệnh lý về thoái hóa khớp là vấn đề sức khỏe đang được rất nhiều người quan tâm bởi đây là một căn bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hiện nay.

Không chỉ xuất hiện ở các đối tượng bệnh nhân cao tuổi, bệnh lý thoái hóa khớp còn có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Tuy ít dẫn đến tử vong và biểu hiện không nguy cấp như các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư.. nhưng bệnh thoái hóa khớp ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và các sinh hoạt thường ngày.

Các số liệu thống kê ban đầu cho thấy, hiện nay có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và khoảng 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới. Đặc biệt với các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp.

Thoái hoá khớp: thường gặp ở tuổi trung niên và là nguyên nhân hay gặp nhất. Bệnh gây thoái hóa lớp sụn lót của khớp hoặc mọc những gai xương gây đau khớp, cứng khớp, có khi gây mất chức năng khớp.

Các khớp thường bị viêm là khớp hông, khớp gối, cột sống.

Triệu chứng thường gặp là đau, sưng, cứng một hay nhiều khớp làm hạn chế cử động như đi lại, làm việc nhà. Lâu ngày các khớp bị to ra, teo cơ do ít hoạt động vì đau khớp.

Xem thêm: Vật lý trị liệu bằng phương pháp nhiệt trị liệu

Thoái hóa khớp thường diễn ra dần dần theo thời gian. Một số yếu tố có thể dẫn đến bệnh này bao gồm:

1. Sự lão hóa:

Là lẽ tất yếu của quy luật tự nhiên. Ở người trưởng thành, sự sinh sản và tái tạo sụn giảm dần rồi từ từ hết hẳn.

Các tế bào sụn sẽ giảm khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm.

2. Chấn thương do vận động quá mạnh hay sự quá tải:

    Do làm việc nặng nhọc như khuân vác hoặc hoạt động thể thao, chạy nhảy quá mức gây ra các chấn thương, vi chấn thương trong khớp, hay khớp phải thường xuyên chịu áp lực quá sức liên tục trong 1 thời gian dài.

Xem thêm: Vật lý trị liệu bằng phương pháp sóng ngắn trị liệu

3. Các yếu tố khác:     

  •  Di truyền
  •  Nội tiết: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương
  •  Chuyển hóa: bệnh goutte

Điều Trị Thoái Hóa Khớp Như Thế Nào?

Bác sĩ thường kết hợp các phương pháp điều trị để phù hợp với nhu cầu, lối sống và sức khỏe của bệnh nhân. Điều trị thoái hóa khớp có các  mục tiêu chính:

  • Cải thiện chức năng khớp.
  • Kiểm soát cơn đau.
  • Tăng sức mạnh, sức bền của các cơ giữ khớp.
  • Kỹ thuật giảm đau không dùng thuốc để kiểm soát cơn đau.
  • Thuốc : thuốc giãm đau- kháng viêm, thuốc giãn cơ. Không nên lạm dụng có thể dẫn tới các bệnh về gan thận.
  • Có được lối sống lành mạnh.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Nghỉ ngơi và chăm sóc khớp
  • Các liệu pháp bổ sung và thay thế.
  • Phẫu thuật. Sau khi điều trị bảo tồn thất bại, nếu tình trạng bệnh không cải thiện được nhiều thì các nhà chuyên môn sẽ chuyển sang điều trị bằng phẫu thuật, thay khớp

VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ THOÁI HÓA KHỚP.

Vật lý trị liệu là phương pháp chính điều trị thoái hóa khớp vì người bệnh không chỉ có  sưng, đau khớp  mà khi để lâu còn bị teo cơ, yếu  cơ, cứng khớp, biến dạng khớp làm ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt.

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU

  • Điều trị đau và giải quyết tình trạng viêm của khớp.
  • Tăng sức mạnh, sức bền các nhóm cơ giữ khớp.
  • Duy trì tầm vận động khớp, phòng ngừa cứng khớp.
  • Phục hồi chức năng đi lại và sinh hoạt hàng ngày.

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU:

  • Nhiệt trị liệu: Hồng ngoại hoặc Sóng ngắn, ủ sáp paraphin với tác dụng giảm đau, chống viêm giãn cơ co thắt.
  • Điện xung: dùng các dòng điện có tác dụng giảm đau, kích thích cơ yếu.

  • Siêu âm trị liệu được dùng khi có co thắt cơ giúp giảm co thắt cơ tốt. Sóng siêu âm còn có thể giúp làm mòn những điểm vôi hóa, những gai xương xuất hiện tại khớp do thoái hóa.
  • Vận động trị liệu:  tùy từng khớp, tùy từng giai đoạn để có các bài tập vận động phù hợp giúp hết đau, thư giãn cơ, hay tập mạnh các cơ giữ khớp, tăng hay duy trì tầm vận động khớp.

  • Về chế độ ăn uống, người bệnh xương khớp cũng nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, Vitamin C, Omega 3 như rau quả, trái cây, trứng, hải sản, cá ngừ, cá thu.. để thúc đẩy sự hình thành và nuôi dưỡng mô sụn tại các khớp.
  • Bổ xung các thực phẩm chức năng tái tạo sụn khớp , Đồng thời hạn chế ăn mặn, đồ ăn từ bột mì, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê...

  

 

 

 

Note: HTML is not translated!
    Bad           Good