Phương pháp nào chữa bệnh thoát vị đĩa đệm an toàn và tốt nhất hiện nay

PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM AN TOÀN VÀ TỐT NHẤT HIỆN NAY

 

 

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, Đĩa đệm như 1 nệm nước ở giữa 2 đốt sống có chức năng đàn hồi, làm giảm áp lực cột sống khi vận động của cơ thể. Bảo vệ sự an toàn và linh hoạt của cột sống và vùng chậu.

Thoát vị đĩa đệm có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau. Trực tiếp như sự lão hóa do tuổi tác, vận động nặng, sai tư thế khi làm việc...

Thoát vị đĩa đệm rất khó điều trị và phục hồi khiến bệnh nhân mắc bệnh vô cùng lo lắng và trăn trở. Vậy đâu là phương pháp chữa bệnh tốt nhất hiện nay?

Xem thêm: Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ

  NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Hiện nay có 3 phương pháp chính điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm là nội khoa, vật lý trị liệu và phẫu thuật.

Rất may mắn thì 90-95% các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được điều trị thành công bằng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với nội khoa.


PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU: là dùng các tác nhân vật lý như sóng, điện, lực, kéo giãn...để điều trị bệnh.

Với thoát vị đĩa đệm cột sống thì vật lý trị liệu sẽ kết hợp nhiều các phương pháp điều trị nhằm mục đích giải quyết sự chèn ép thần kinh, chống viêm làm hết đau nhức cho người bệnh.

Phục hồi lại chức năng đi lại sinh hoạt để người bệnh trở về với cuộc sống, công việc bình thường và phòng bệnh tái phát.

Phương pháp vật lý trị liệu với nhiều ưu điểm như không có tác dụng phụ, không có các biến chứng, giúp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm ổn định lâu dài, chi phí hợp lý…



PHƯƠNG PHÁP NỘI KHOA:


phương pháp nội khoa để điều trị thoát vị đĩa đệm đa phần đều phải kết hợp với vật lý trị liệu mới mang lại kết quả.

Các thuốc phổ biến để điều trị thoát vị đĩa đệm như thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, giảm đau, thuốc bổ thần kinh, bổ khớp, canxi…

Nhược điểm của nội khoa là tác dụng phụ của thuốc, đa phần các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm đều gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.

Vì vậy các bác sỹ thường kê thuốc không quá 10 ngày và khuyên bệnh nhân đi điều trị vật lý trị liệu, chỉ uống thuốc tây trong giai đoạn đau quá nhiều.

PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT:

phương pháp phẫu thuật thường chỉ áp dụng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng chèn ép tủy, chùm đuôi ngựa vói các triệu chứng teo cơ cấp, yếu liệt, bí tiểu tiện... hoặc các trường hợp thoát vị đĩa đệm không đáp ứng với điều trị bảo tồn sau 6 tháng.

 

Tuy hiệu quả điều trị bệnh cao, nhưng việc phẫu thuật cũng có những hạn chế nhất định như không thể can thiệp được nhiều đĩa đệm, thường tối đa chỉ giải quyết được 2 đĩa đệm nhưng cơ thể có 23 đĩa đệm và có những người thoát tới 4, 5 đĩa.

Can thiệp phẫu thuật có thể dẫn đến sự suy yếu của hệ thống gân cơ, dây chằng ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ cột sống trong tương lai.

 Ngoài ra phẫu thuật có thể để lại biến chứng và rủi ro cho người bệnh như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương dây thần kinh cột sống. Cộng thêm đó là chi phí phẫu thuật rất tốn kém.

PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG Y: thường thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị đông y bằng châm cứu, uống thuốc bắc để giảm đau, giãn cơ bồi bổ gân cốt nhưng đều phải kết hợp điều trị bằng vật lý trị liệu thì mới giải quyết được chèn ép và phòng tái phát.


Hiện nay trên thế giới cũng như tại việt nam, qua thực tế cũng như hàng trăm nghìn nghiên cứu khoa học kết luận thì phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống.

Nhưng tùy vào mức độ bệnh cũng như các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng mà các bác sỹ sẽ tư vấn áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của từng người.

hy vọng tất cả những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống đều có thể điều trị an toàn hiệu quả, sớm quay trở lại với cuộc sống và công việc bình thường.

>> Xem thêm: 5 phương thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu quả tại nhà.

 

Note: HTML is not translated!
    Bad           Good