NGUYÊN NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ, LƯNG
Thoát vị đĩa đệm cột sống là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống .
Xem thêm: Hậu quả và biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Lão hóa là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm được nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu, tuổi càng cao thì sự thẩm thấu càng kém, đĩa đệm dần mất nước và khô dẫn tới sự thoái hóa mất nước đĩa đệm.
- Hoạt động sai tư thế: cúi khom nhấc vật nặng hay hoạt động quá sức … đều là lý do khiến bệnh thoát vị đĩa đệm có thể ghé thăm bạn.
- Chấn thương do tai nạn, tập gym sai cách hay những va chạm mạnh vào lưng cũng khiến đĩa đệm tổn thương.
- Thừa cân: Cột sống lưng sẽ dần yếu đi khi phải gồng mình lên gánh một trọng lượng cơ thể lớn.
- Chế dộ dinh dưỡng không hợp lí.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khá phổ biến:
- Đặc thù công việc liên quan đến cột sống cổ
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học và không lành mạnh
- Do tai tạn dẫn đến chấn thương vùng cổ
- Độ tuổi: những người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người trẻ
- Bệnh lý bẩm sinh hay do các yếu tố di truyền
- Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cực đơn giãn tại nhà.
Đa phần bệnh nhân thoát vị cột sống cổ sẽ bị ở vị trí C5 C6. Những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 chủ yếu do đây là hai đốt sống thường xuyên phải hoạt động và gánh chịu nhiều áp lực.
Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị càng nặng càng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý:
● Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Khó khăn trong việc cúi, xoay người, vươn người lấy đồ trên cao, đau buốt khi làm việc nặng, thậm chí đau sau mỗi cơn ho...
● Rối loạn tiểu tiện: Bí tiểu, tiểu không tự chủ, hệ lụy của việc các dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép.
● Đau thần kinh tọa: Cơn đau buốt dọc đường đi của dây thần kinh tọa kéo từ thắt lưng lan qua mông xuống chân.
● Teo cơ: Các tổ chức thần kinh các chi chân và tay bị chèn ép, máu không lưu thông đến nuôi cơ khiến cơ chân tay bị teo đi, khó khăn trong việc đi lại.
● Rối loạn cảm giác: Tê bì chân tay quá mức khiến người bệnh mất cảm giác linh hoạt chân tay, thậm chí không cảm nhận được nóng lạnh.
Liệt: Thường thì nếu biến chứng teo chân không được can thiệp sớm, việc liệt chân là điều hoàn toàn có thể
Để hạn chế những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời khi bị thoát vị đĩa đệm.
Cách điều trị :
Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tương đối phổ biến. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được áp dụng trong những trường hợp nặng do biến chứng nguy hiểm và khả năng tái phát cao.
Theo các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc bệnh cột sống có thể điều trị mà không can thiệp phẫu thuật bằng cách kết hợp trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu.
Vật lý trị liệu được các chuyên gia tin tưởng khuyên người bệnh lựa chọn không chỉ đễ xoa dịu cơn đau mà phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị dài lâu, ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Việc kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, nâng đồ vật đúng cách cũng như thăm khám bác sĩ thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế nguy mắc bệnh.