THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG LÀ GÌ
Thoát vị đĩa đệm cột sống nghĩa là một trong các đĩa đệm ở giữa các khớp xương cột sống của bạn bị lồi, thoát ra khỏi vị trí sinh lý bình thường, do các vấn đề bệnh lý, chấn thương trong sinh hoạt, lao động, thể thao ...dẫn đến chèn ép tủy sống hay rễ thần kinh.
Xem thêm: Top 5 nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm giống như một bong bóng nước mà phần lõi gọi là nhân nhầy được bao bọc bởi một vỏ ngoài gọi là bao xơ.
Chúng có tác dụng đàn hồi, giảm trọng lực lên các khớp đốt sống, giúp cột sống tăng khả năng chịu tải trọng, vận động xoay, nghiêng, cúi, ngửa được linh hoạt hơn.
Đôi khi bệnh thoát vị đĩa đệm còn được gọi là lồi đĩa đệm hoặc rách đĩa đệm.
Một đĩa đệm thoát vị có thể gây kích ứng các dây thần kinh gần đó và dẫn đến đau đớn, tê hoặc suy yếu ở cánh tay và chân.
Mặt khác, nhiều người không hề trải qua bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Hầu hết những người bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật mà chỉ cần điều trị bảo tồn để khắc phục vấn đề này.
Xem thêm: Cảnh báo độ tuổi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa
Triệu chứng:
Đa phần thoát vị đĩa đệm diễn ra ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ, ít khi xuất hiện ở cột sống ngực. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm là:
-Đau vùng thắt lưng hoặc vùng cổ vai tùy vào vị trí thoát vị đĩa đệm, bạn có thể chỉ thấy mỏi hoặc đau râm ran, cũng có thể đau dữ dội nếu đĩa đệm bị thoát đột ngột, cấp tính.
-Đau cánh tay hoặc chân. Nếu đĩa đệm bị thoát vị của bạn nằm ở lưng, bạn sẽ thường cảm thấy cơn đau dữ dội ở mông, đùi và bắp chân.
Nó cũng có thể liên quan đến một phần của bàn chân. Nếu đĩa đệm bị thoát vị của bạn nằm ở cổ, cơn đau thường sẽ dữ dội nhất ở vai và cánh tay.
Cơn đau này có thể xuất hiện ở cánh tay hoặc chân khi bạn ho, hắt hơi hoặc di chuyển.
-Tê hoặc nóng rát. Những người có đĩa đệm bị thoát vị thường bị tê hoặc nóng rát ở phần cơ thể nơi mà các dây thần kinh (đang bị chèn ép) chi phối.
-Yếu cơ. Cơ bắp bị chi phối bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng có xu hướng suy yếu. Điều này có thể khiến bạn vấp ngã hoặc làm giảm khả năng nâng hoặc giữ đồ vật.
Bạn cũng có thể mắc phải thoát vị đĩa đệm mà không hề hay biết - đĩa đệm bị thoát vị đôi khi xuất hiện trên hình chụp cột sống của những người không hề có bất kỳ triệu chứng bệnh nào.
Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống:
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình thoái hóa đĩa đệm mà trong đó đĩa đệm bị hao mòn dần dần cũng như lão hóa.
Khi bạn già đi, đĩa đệm cột sống của bạn mất đi một số lượng nước nhất định.
Điều đó làm cho chúng ít linh hoạt hơn và dễ bị rách hơn khi bị vặn xoắn, đôi khi chỉ cần căng các khớp nhẹ nhàng cũng dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Hầu hết mọi người không thể xác định nguyên nhân chính xác của thoát vị đĩa đệm là gì.
Đôi khi, sử dụng cơ lưng của bạn khi cúi khom thay vì chân để nâng những vật nặng có thể dẫn đến một đĩa đệm nào đó bị thoát vị, bởi vì bạn phải vặn và xoay người nhiều lần khi làm như thế.
Ở các trường hợp hiếm hơn, các nguyên nhân khác như té ngã hoặc tai nạn lao động cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm.
Các yếu tố nguy cơ:
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm:
Cân nặng: Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây thêm áp lực trên đĩa đệm ở vùng thắt lưng của bạn.
Nghề nghiệp: Những người có công việc đòi hỏi về thể chất có nguy cơ bị các vấn đề cột sống cao hơn. Việc lặp đi lặp lại hoạt động nâng, kéo, đẩy, nghiêng và xoắn cũng có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
Di truyền: Một số người sẽ mang bộ gen có khuynh hướng phát triển bệnh thoát vị đĩa đệm về sau.
Biến chứng:
Phần tủy ở sống lưng tách ra thành một nhóm rễ thần kinh dài (cauda equina) giống như đuôi ngựa.
Ở một trường hợp hiếm khi xảy ra, thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép toàn bộ equina cauda (phần dây thần kinh chùm đuôi ngựa) ở cột sống thắt lưng hoặc chèn ép nhiều vào tủy sống ở cột sống cổ.
Phẫu thuật cấp cứu có thể được thực hiện để tránh tình trạng suy yếu vĩnh viễn hoặc tê liệt.
Hãy liên hệ khám và tham vấn nếu:
-Các triệu chứng trầm trọng. Đau, tê hoặc suy yếu có thể khuếch đại lên đến mức bạn không thể thực hiện các hoạt động thường ngày của mình được nữa.
-Rối loạn bàng quang hoặc chức năng của ruột. Những người có hội chứng chèn ép thần kinh có thể trở nên bí tiểu hoặc khó đi tiểu ngay cả khi bạn đã đang rất có "nhu cầu".
-Mất cảm giác vùng tuyến yên. Sự mất đi dần cảm giác này ảnh hưởng đến các khu vực sẽ chạm vào tuyến yên - bên trong đùi, và khu vực xung quanh trực tràng.
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm:
-Tập thể dục: Tăng cường sức mạnh cơ bắp vùng thân mình cũng như ở các chi giúp ổn định tư thế và hỗ trợ cột sống được khỏe hơn. Bạn nên đi bộ nhẹ nhàng kết hợp bơi lội 1h mỗi ngày.
-Duy trì tư thế tốt: Tư thế tốt làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm của bạn. Giữ lưng thẳng khi ngồi lâu hay nhấc vật nặng lên. bạn không nên làm việc ở một tư thế quá lâu, thường sau 45p - 1h bạn nên thay đổi tư thế khác 1-2p sau đó có thể tiếp tục công việc.
-Duy trì cân nặng cân đối: Trọng lượng dư thừa sẽ tạo thêm áp lực lên cột sống và đĩa đệm, khiến chúng dễ bị thoát vị hơn.