Dòng điện xung trong vật lý trị liệu
Điện xung trị liệu là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu bằng các xung điện có tần số thấp và trung bình.
Dòng điện xung là dòng điện do nhiều xung điện liên tiếp tạo nên. Xung điện là dòng điện chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, xen kẽ giữa các xung là khoảng nghỉ hoàn toàn không có dòng điện. Các dòng điện xung có thể là dòng một chiều hoặc xoay chiều
Xem thêm: Vật lý trị liệu điều trị hiểu quả bệnh thoái viêm khớp, thoái hóa khớp.
Tác dụng sinh lý:
Từ kích thích gây hưng phấn các cơ quan cảm thụ ở da, cơ và các tổ chức dòng điện đi qua gây nhiều phản xạ như giãn mạch, tăng tuần hoàn và dinh dưỡng cục bộ, tăng chuyển hoá...
Xem thêm : Vật lý trị liệu kéo dãn cột sống
Nếu là dòng điện xung một chiều còn có tác dụng vận chuyển điện tích gây cực hoá như dòng một chiều đều.
Vì vậy ứng dụng dòng điện xung trong thực hành rất phong phú và tuỳ thuộc nhiều yếu tố. Có thể nêu các tác dụng tổng hợp sau đây:
- Tăng tuần hoàn tại chỗ do kích thích trực tiếp các mạch máu và do co cơ
- Giảm đau do ức chế dẫn truyền cảm giác, ức chế trung tâm cảm giác bằng tăng sinh chất chống đau,
Xem thêm: châm cứu bấm huyệt trong điều trị xương khớp
- Giảm phù nề, giải phóng chèn ép tại chỗ, tăng thải trừ chất chuyển hoá tại chỗ.
- Tăng trương lực cơ và phục hồi sức cơ bị liệt.
- Giảm viêm do tăng tuần hoàn, tăng chuyển hoá và tăng thực bào tại chỗ
Do kết quả của các tác dụng trên, các dòng điện xung có thể gây tác dụng cải thiện về triệu chứng bệnh rất đa dạng.
Tuy nhiên nó hầu như không có tác dụng gì đối với nguyên nhân đã gây ra bệnh.
Chỉ định điều trị:
*Điều trị những bệnh mà ở đó đau chiếm ưu thế, bao gồm các điểm đau và các vùng tăng cảm da. Nguyên nhân gây đau có thể do:
- Các bệnh lý sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật như đụng dập, bầm tím, sai khớp..
- Bệnh khớp: thấp khớp, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, thoái hoá khớp...
- Chứng đau cơ
*Một số bệnh liên quan thần kinh - vận mạch, loạn dưỡng Sudeck, các bệnh thần kinh…
*Tăng cường sức cơ
- Phục hồi cảm giác căng cơ sau phẫu thuật, chấn thương
- Kích thích cơ trong các chứng bại, liệt: liệt nửa người, liệt hai chi dưới..
- Kích thích cơ trơn trong các trường hợp đại tiểu tiện mất tự chủ
* Kéo giãn cơ trong các trường hợp: co ngắn cơ do tăng trương lực, do kết dính tổ chức liên kết
* Liệu pháp ion hoá:
Điều trị sẹo, đau dây thần kinh, viêm gân, các bệnh khớp...
*Làm lành vết thương trong các trường hợp: liền da kém do rối loạn tuần hoàn ngoại vi, các vết thương sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương
Chống chỉ định:
- Sốt cao
- Các khối u, ung thư
- Bệnh lao
- Mất cảm giác vùng điều trị
- Nhiễm khuẩn da có mủ
- Vùng có viêm tắc mạch
- Đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu
- Phụ nữ có thai không điều trị vùng bụng, vùng lưng
- Cơ địa dị ứng với dòng điện
Các dòng điện xung thông dụng:
1. Dòng Faradic
Là dòng điện xung được ứng dụng sớm nhất mang tên nhà vật lý Faraday, dạng xung gai nhọn một chiều, tần số 100Hz, thời gian tác dụng 1 – 1,5 ms. Sau này dòng điện xung hình chữ nhật có các thông số như vậy cũng được gọi là dòng Faradic vì tác dụng giống nhau
Tác dụng:
- Kích thích dây thần kinh ngoại biên và cơ vân, gây nên một luồng xung động thần kinh và làm cho cơ co giật
- Với cường độ thấp hơn ( ngưỡng cảm giác ) nó có kết quả rất tốt trong cắt đau
Chỉ định:
- Bệnh nhân bị mất khả năng co cơ chủ động sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương
- Giai đoạn sớm trong phục hồi phân bố thần kinh
- Chứng teo cơ do thời gian bất động kéo dài.
- Những trường hợp yếu liệt cơ
2. Dòng điện xung hình sin ( dòng Diadynamic, dòng Bernard )
Gồm 5 dạng dòng cơ bản
- Dòng một pha cố định ( MF ): tần số 50Hz không đổi, gây cảm giác rung mạnh và co rút cơ
- Dòng hai pha cố định ( DF ): tần số 100Hz không đổi, gây cảm giác ngứa hay kiến bò nhẹ trên da. Chỉ gây co cơ khi cường độ dòng đã khá cao. Là dòng dễ chịu nhất trong các dòng xung hình sin.
Hai dòng trên xảy ra hiện tượng quen dòng khá nhanh sau 1 - 2 phút điều trị.
- Dòng biến điện chu kỳ dài ( LP ): có sự biến đổi chậm, luân phiên giữa dòng MF và DF theo từng nhịp 6 giây. Dòng kích thích mạnh hơn dòng DF đôi chút và gây co rút cơ nhẹ trong pha MF.
- Dòng biến điện chu kỳ ngắn ( CP ): có sự biến đổi nhanh, luân phiên giữa dòng MF và DF theo từng nhịp 1 giây. Dòng kích thích nhẹ hơn dòng MF đôi chút nhưng mạnh hơn hẳn dòng LP hay DF. Gây co rút cơ nhẹ trong pha MF
- Dòng CPid: giống dòng CP, cường độ trong pha DF cao hơn trong pha MF 10%. Như vậy sẽ mất đi sự khác biệt về cảm giác giữa pha MF và DF.
Nguyên tắc ứng dụng:
Những trường hợp bệnh cấp tính sử dụng dòng êm dịu DF, LP; các rối loạn nhẹ (bệnh mạn tính ) sử dụng các dòng kích thích mạnh CP, Cpid. Dòng MF kích thích rất mạnh nên hầu như không sử dụng.
Chỉ định:
- Giảm đau: đau gân, cơ, khớp, dây thần kinh...
- Rối loạn thần kinh thực vật
- Các trường hợp co thắt cơ
- Phù nề do chèn ép, do chấn thương....
3. Dòng điện xung 2 - 5 ( dòng Trabert, dòng Ultra - reiz ).
Là dòng xung hình vuông một chiều, thời gian xung 2 ms, thời gian nghỉ 5 ms, tần số 143 Hz.
Thích hợp cho việc kích thích chọn lọc các sợi thần kinh dày với tác dụng giảm đau nhanh chóng và kéo dài trong vài giờ sau khi điều trị.
Dòng 2 - 5 rất thích hợp cho việc tác động theo tiết đoạn tuỷ, gây ảnh hưởng điều trị trên cả một vùng rộng. Trabert đã đề xuất 4 vị trí đặt điện cực điển hình là:
EL I: điều trị cho vùng chẩm, vùng cổ và vai
EL II: điều trị cho vùng ngực và cánh tay
EL III: điều trị cho vùng ngực và lưng
EL IV: điều trị cho vùng thắt lưng và chân
Hiện nay hầu hết các liệu trình điều trị đều bắt đầu bằng một trong 4 vị trí kể trên tuỳ theo vùng tiết đoạn chi phối bệnh, sau đó mới điều trị tiếp tại chỗ tổn thương
4. Dòng điện xung giao thoa ( dòng Nemec )
Là một dòng vừa có tác dụng của tần số thấp một chiều, vừa ít kích thích da do tác dụng của các dòng xoay chiều tần số trung bình hoặc cao hơn.
Giao thoa là hiện tượng xảy ra khi có hai hoặc nhiều sóng xoay chiều trùng khớp với nhau tại một điểm hoặc một loạt điểm trong môi trường như sóng ánh sáng, sóng âm thanh và các dòng xoay chiều.
Liệu pháp giao thoa được áp dụng trong điều trị bằng cách cho hai dòng xoay chiều tần số trung bình tương tác lẫn nhau, một dòng có tần số cố định 4000Hz, một dòng có tần số từ 4000 - 4250 Hz.
Kết quả của sự tương tác là xuất hiện một dòng có tần số trung bình mới có biên độ tăng giảm một cách nhịp nhàng. Sự biến đổi biên độ như vậy được gọi là nhịp điều biến biên độ ( AMF ).
Nhịp AMF tương ứng với sự chênh lệch về tần số của hai dòng nguyên thuỷ ( 0 - 250 Hz ) và được coi là tần số kích thích chính trong điều trị.
Chỉ định:
- Kích thích cơ ( thể dục điện )
- Giảm đau: cơ, xương, khớp, thần kinh.. đặc biệt là các tổn thương bệnh lý trong sâu
5. Dòng T.E.N.S.
Là một dòng xung hình chữ nhật xoay chiều tần số thấp. Dòng TENS có nhiều ưu điểm là nó hầu như không có biến chứng, không gây cảm giác khó chịu, thiết bị tương đối rẻ tiền, nhiều thông số có thể thay đổi được, người bệnh có thể điều trị tại nhà.
Dòng TENS được áp dụng có hiệu quả cho những trường hợp không còn đáp ứng với những dạng trị liệu khác.
Dòng TENS có ba dạng xung cơ bản, có thể lựa chọn tuỳ theo mục đích điều trị
- Xung hình chữ nhật hai pha đối xứng: kích thích cơ
- Xung hình chữ nhật hai pha không đối xứng: giảm đau ( thông dụng nhất )
- Xung chữ nhật xoay chiều: làm lành vết thương
Các dòng TENS có đặc điểm là độ dốc xung nhanh, kết hợp hiện tượng đảo cực ( hai pha ), nên rất khó quen và tránh được tác dụng Galvanic khi điều trị kéo dài.
Có 3 loại dòng TENS hay được áp dung điều trị là:
- TENS thông thường: có tần số cao ( 80 - 100 Hz ) và cường độ dòng thấp, được dùng phổ biến trong các loại dòng TENS, có hiệu quả rất nhanh trong điều trị chứng tăng cảm và bỏng buốt do tổn thương thần kinh ngoại biên, đau ảo ( chi ma ), đau do sẹo và đau sau phẫu thuật.
- TENS châm cứu: có tần số thấp ( dưới 10 Hz ) và cường độ dòng cao, được dùng để tác động lên các huyệt vị châm cứu, điều trị các chứng đau mạn tính có hiệu quả.
- Burst - TENS: là một dạng sửa đổi từ dòng TENS châm cứu theo một kiểu điều biến tần soó đặc biệt thành từng chuỗi xung ( Burst ) với tần số chuỗi từ 1 - 5 Hz.
Chỉ định khi dòng TENS thông thường không có hiệu quả, thích hợp cho những vùng đau nằm ở sâu ( cân, cơ ) và những trường hợp đau mạn tính. Tác dụng giảm đau thương xuất hiện muộn ( sau 20 - 30 phút ),