YHCT trong việc điều trị đau thần kinh toạ
Đau thần kinh tọa là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân cơ năng và thực thể gây ra. Bệnh có thể mắc ở bất kỳ lứa tuổi, thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, người lao động nặng, thường xuyên làm việc sai tư thế...
Bệnh không chỉ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mà nó còn gây ra rất nhiều bất tiện và phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Xem thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ
Triệu chứng điển hình của bệnh đau thần kinh tọa chính là tình trạng đau nhức các khu vực dọc theo lộ trình mà dây thần kinh đi qua. Theo y học cổ truyền đây thuộc phạm trù “chứng tý”, “tọa cốt phong”.
Thần kinh tọa do các rễ thần kinh xuất phát từ khe đốt sống thắt lưng l4, 5 và các lỗ xương cùng đi xuống dưới mông, mặt sau đùi, phía sau ngoài bắp chân và bàn chân. Do vậy, khi tổn thương vị trí đau có thể tổn thương ảnh hưởng đến toàn bộ đường đi của dây thần kinh.
NGUYÊN NHÂN:
Theo y học cổ truyền: bệnh do “ cơ thể hư, khe cơ trống rỗng, phong hàn thấp nhân đó xâm phạm vào kinh lạc mà thành “tý”(tế sinh phương).
Cơ thể vôn hư nhược, cảm nhận khí của phong, hàn, thấp tà xâm nhập vào kinh lạc, khớp, cơ bắp, dẫn tới khí huyết vận hành không thông, bí tắc mà thành.
Túc thái dương bàng quang kinh là đường thông chủ yếu, ngoài ra có thể liên cập đến phần nhánh dưới của túc dương minh vị kinh.
Khi kinh lạc chịu sự xâm nhập của phong, hàn, thấp tà, khí huyết vận hành không thông, dẫn tới các chỗ cơ, khớp, cơ thể đau mỏi nặng nề, tê dại, co duỗi bất lợi hoặc sưng là những biểu hiện của đau thần kinh tọa.
Xem thêm: Đau thần kinh và các phương pháp điều trị
Theo y học hiện đại: bệnh chủ yếu là do các tổn thương xảy ra ở phần đĩa đệm hay xương khớp vùng thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh tọa. thường do một số bệnh như:
Thoát vị đĩa đệm: là một nguyên nhân khá phổ biến. Khi đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống vùng thắt lưng gặp tổn thương, nhân nhầy bên trong sẽ tràn ra ngoài bao xơ( thoát vị), chèn ép dây thần kinh tọa và gây đau nhức.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống và phương pháp điều trị hiệu quả nhất
Thoái hóa cột sống: Khi cột sống thoái hóa hình thành gai lâu ngày sẽ làm hẹp ống sống, tình trạng này tạo áp lực lên vùng hông, đặc biệt là dây thần kinh tọa. bệnh thường gặp ở những lứa tuổi trung niên.
Khối u cột sống: Khi cột sống hay các dây thần kinh xuất hiện những khối u bất thường sẽ tạo áp lực và gây chèn ép các rễ thần kinh cột sống, nếu xảy ra ở vùng thắt lưng có thể gây tổn hại đến dây thần kinh tọa.
Chấn thương cột sống: tai nạn do chơi thể thao, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày gây chấn thương vùng cột sống thắt lưng có thể khiến cột sống bị viêm nhiễm, xương rạn nứt, gãy vỡ, bao xơ đĩa đệm vỡ gây thoát vị đĩa đệm,… gây chèn ép dây thần kinh tọa.
Hội chứng đau cơ tháp chậu hông: hay còn gọi là hội chứng cơ hình lê. Trường hợp này thường ít gặp. Cơ này nằm ở phần cột sống thắt lưng, nối với xương đùi, có vai trò cố định khớp háng và chi phối hoạt động của toàn vùng hông – đùi, nếu cơ bị co thắt sẽ chèn ép dây thần kinh tọa.
Một số nguyên nhân khác: Áp lực khi mang thai, biến chứng từ một số bệnh lý như tiểu đường, táo bón, tim mạch, cảm cúm, sốt rét,… đều có thể là nguyên nhân đau thần kinh tọa.
TRIỆU CHỨNG:
Y học cổ truyền cho rằng: khi kinh lạc chịu sự xâm nhập của phong, hàn, thấp tà, khí huyết vận hành không thông, dẫn tới các chỗ chân tay cơ thể, khớp, cơ bắp đau mỏi nặng nề, tê dại, co duỗi bất lợi hoặc sưng trướng.
Triệu chứng thường gặp là đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, đi lại khó khăn.
Theo y học hiện đai: Bệnh nhân đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài cẳng chân tới tận ngón chân út.
Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân, người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân.
Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên. Ngoài ra, tùy từng bệnh nhân có những biểu hiện sau:
- Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười.
- Cột sống cứng, bị đau khi chuyển dịch hoặc nghiêng người .
- Khó cúi người xuống vì đau.
- Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người (đi xe qua ổ gà, vấp vào đá).
- Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Đau tăng thì khi chân giẫm mạnh xuống đất.
- Nếu tình trạng đau kéo dài có thể thấy teo cơ bên chân đau.
Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát.
Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và sinh hoạt.. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhấc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đại tiểu tiện không tự chủ.
Đau dây thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc chủ động phòng bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ giúp phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh:
Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không quá sức để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự linh hoạt của cột sống.
Các động tác sinh hoạt, lao động hàng ngày phải bảo đảm thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm đúng tư thế khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng.
ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN:
Y học cổ truyền điều trị dựa vào tác nhân gây bệnh như sau:
- Đau thần, kinh tọa do lạnh trúng phong hàn ở kinh lạc: ngoài các triệu chứng nên ở trên đau thần kinh tọa do lạnh còn có các triệu chứng thêm như toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù, chưa teo cơ.
- Pháp trị: khu phong tán hàn, hành khí, hoạt huyết
- Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh.
- Châm cứu: châm các huyệt Đại trường du, Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù, Thừa sơn, Giải khê, Côn lôn, A thị huyệt. Kết hợp xoa bóp, bấm huyệt.
- Đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống gây chèn ép: triệu chứng chung kèm với teo cơ, bệnh kéo dài, dễ tái phát thường đi kèm triệu chứng toàn thân, ăn kém, ngủ ít, mạch nhu hoãn trầm nhược.
- Pháp trị: khu phong, tán hàn, hành khí hoạt huyết, bổ can thận, nếu teo cơphải bổ khí huyết.
- Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm.
- Châm cứu: châm các huyệt Hoàn khiêu, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn, Quan nguyên, Trật biên, Dương lăng tuyền. kết hợp xoa bóp bấm huyệt.